Vách kính; tấm cemboard; vách, trần thạch cao; vách khác

Vách là thành phần không không thể thiếu trong mỗi căn nhà. Tùy đặc điểm riêng, một số loại vách chỉ để ngăn không gian (để chạy máy lạnh) nhưng không ngăn tầm nhìn thì dùng vách kính; có không gian ngăn cả tầm nhìn để tạo riêng tư thì dùng vách kính dán film hoặc vách khác; có không gian còn yêu cầu thêm về chống ồn, chống cháy, thẩm mỹ như mong muốn… thì cần dùng loại vách đảm bảo các yêu cầu đó như vách xây; vách lõi sợi thủy tinh…
Một số loại vách phổ biến trong nhà ở có thể kể ra là:

  1. Vách bằng kính 
    Vách kính là vật liệu phổ biến trong kiến trúc hiện đại. Vách kính có thể làm bề mặt (facade) hoặc ngăn chia trong nội thất. Có loại vách kính tấm lớn hoặc vách kính trong các ô khung nhôm định hình, khung nhựa định hình.  Vật liệu kính thì rất bền, gần như không tự hư hỏng.
    Vài chú ý về vách kính:
    – Kính là vật liệu co giãn vì nhiệt khá lớn nên phải để không gian cho kính “thở”, không được lắp kính vừa kín khít khi nhiệt độ cao sẽ gây tự nổ vỡ kính. Với kính làm lan can ban công, cầu thang thì việc khoét lỗ thường lớn hơn, có gioăng cao su và bắt bulong luôn đúng tâm lỗ để khi giãn nở kính không bị ngăn cản, sẽ gây tự vỡ vụn.
    – Kính nên dùng kính tôi nhiệt (tempered) tức là đã qua quá trình luyện trong lò bằng cách làm nóng rồi lại làm lạnh đột ngột. Kính qua “tôi” như vậy sẽ cứng thêm, quan trọng là khi vỡ sẽ vỡ vụn ít gây nguy cơ tai nạn cho con người. Kính đã “tôi” thường được ghi rõ ở góc tấm kính với dòng chữ “tempered” và thường kèm tên đơn vị SX kính.
    – Giá kính rất khác nhau theo chiều dày, chủng loại, kích thước. Nhiều đơn vị không uy tín có thể lắp đặt các tấm kính nhỏ để tạo thành vách lớn để giảm chi phí khi SX, lắp đặt.
    Vật liệu bề mặt: Mặt ngoài vách kính có thể được dán decal, dán phim nội thất để trang trí, ngăn tầm nhìn. Về phim nội thất, xin xem tại www.phimnoithat.com 

  2. Vách cemboard 
    Tấm cemboard (phối từ cemment = xi măng và board = tấm) là một dạng tấm vật liệu có gốc xi măng là vật liệu có thể sử đụng để làm vách mặt ngoài công trình. Tính chất cơ lý của sản phẩm rất tốt, chịu nước tốt, bền, dễ thi công với nhiều loại phẳng hoặc vân gỗ khi sơn trông giống ốp gỗ tự nhiên… Tuổi thọ tấm cemboard cũng cao hàng chục năm hoặc hơn.
    Vật liệu bề mặt: Mặt ngoài có thể được sơn nước, dán giấy dán tường, dán phim nội thất để trang trí.
  3. Vách thạch cao, trần thạch cao
    Vách thạch cao cũng rất phổ biến trong ngăn chia nội thất. Đây là vật liệu khá rẻ, dễ thi công, tuổi thọ bền khoảng 10 năm hoặc lâu hơn tùy điều kiện thời tiết, độ ẩm. Nếu là các phòng có yêu cầu cách âm cần có lớp bông thủy tinh giữa hai lớp thạch cao hai bên. Thạch cao cũng dùng làm trần rất phổ biến.
    Trong thi công thạch cao, chất lượng tấm thạch cao, phụ kiện kim loại như xương thép, thanh ren, vít thép,… phải đảm bảo để chất lượng chung sản phẩm được đồng đều.
    Với các khu vực có độ ẩm nhiều như khu vệ sinh, vùng thời tiết ẩm (ví dụ miền Bắc) thì có loại thạch cao siêu chịu ẩm, sẽ tốt hơn. Nên chọn tấm thạch cao chịu ẩm cùng hệ khung xương kim loại tốt sẽ tạo độ bền tương ứng.
    Chú ý khi thi công thạch cao các tấm thạch cao nên bố trí so le nhau, hạn chế các vết nứt khi sắp xếp theo dãy. Một số công trình có yêu cầu còn làm hai lớp thạch cao liền nhau thì yêu cầu so le các tấm là bắt buộc. 
    Khi sử dụng thạch cao thường kèm các nhu cầu về cắt lỗ để lắp đèn, lắp quạt, lắp vật trang trí hay công năng khác. Nên vị trí xương thép cần được ghi nhớ để khi khoét lỗ tránh phải cắt các xương, sẽ làm yếu kết cấu vách, trần. Cần nghiên cứu bản vẽ về chiếu sáng, thông gió quạt hút trước khi thi công trần thạch cao để bố trí xương tránh các vị trí sẽ khoét đèn, quạt hút, máy lạnh,…
    Vật liệu bề mặt: Mặt ngoài có thể được sơn nước, dán giấy dán tường, dán phim nội thất để trang trí.
    Câu hỏi / vấn đề có nhiều ý kiến khác nhau là với vùng tường /trần được che kín ví dụ  phía dưới sẽ làm trần thạch cao thì có nên tô trát không? Tùy tình huống cụ thể để có câu trả lời chính xác nhưng đến 90% là không nên vì các lý do:
    – Ưu điểm: Bảo vệ kết cấu tốt hơn (thực ra chưa thuyết phục lắm), mai sau có thay đổi phương án trở lại trần vữa thì chỉ việc phá bỏ trần thạch cao rồi sửa lại rất nhanh.
    – Nhược điểm: Thêm tốn tiền (tiền công, vật liệu, rộng ra là tài nguyên thiên nhiên và thời gian thi công); che kín một cách không cần thiết các đầu thiết bị, dây điện, đường ống (nếu hở ống sẽ dễ xử lý hơn nhiều khi có sự cố); tạo 1 lớp vữa nên khi bắn vít nở (tắc kê) thì sẽ kém chắc chắn hơn so với tắc kê nằm hoàn toàn trong bê tông hoặc gạch xây); nguy cơ rơi lớp vữa khi có các rung động, chuyển vị kết cấu…
  4. Vách gỗ công nghiệp
    Các tấm gỗ công nghiệp được ứng dụng rất nhiều để làm vách ngăn. Có loại tấm chỉ là bề mặt gỗ ép cần làm thêm bề mặt (đáp ứng mọi yêu cầu chủ công trình về hoa văn họa tiết, chất liệu ) hoặc loại đã có vân gỗ sẵn (số lượng vân bị hạn chế). Với các loại tấm HDF được ép chặt, chịu nước sau đó được dán lớp bề mặt như laminate, phim nội thất, … thì độ bền rất đảm bảo, tính thẩm mỹ cao, chống chịu các điều kiện thời tiết vùng ẩm, vùng khí hậu ven biển,…
    Tuổi thọ các vách gỗ công nghiệp nếu không bị nước, ẩm thì độ bền vài chục năm. Hiện ứng dụng vách gỗ công nghiệp ngày càng phổ biến, đi kèm với dòng phim nội thất sẽ cho ra các sản phẩm tường, trần đẹp, bền, đa dạng hoa văn mẫu mã. Mời quý vị xem thêm về dòng sản phẩm phim nội thất tại www.phimnoithat.com
    Vật liệu bề mặt: Mặt ngoài có thể được sơn nước, dán giấy dán tường, dán phim nội thất để trang trí.
  5. Vách vật liệu khác
    Một số vật liệu khác có thể dùng làm vách, trong một số điều kiện có thể rất phù hợp ví dụ vách thép (trong thang máy, các khu cần chịu lửa); vách nhựa gắn xương gỗ, xương thép nhẹ và có nhiều loại vân đa dạng như gỗ, đá, da, vải ; vách alu (tấm nhựa phủ nhôm) hoặc các yêu cầu rất đặc biệt khác như vách bảo ôn (kho lạnh), vách cách âm (karaoke); vách chịu tia X quang của phòng chụp X quang (thường có ốp 1 lớp kim loại chì)….
    ********
    Tùy nhu cầu sử dụng của gia đình, việc lựa chọn vật liệu ngăn chia sẽ được đưa ra phù hợp nhất. Tuy nhiên với nhà ở gia đình thì ngăn chia bằng kính và khối xây gạch là phổ biến. Các vật liệu khác có thể được ứng dụng cho các công trình nhà ở chưa cố định, có thể thay đổi trong vòng 5-10 năm ví dụ như làm cửa hàng, làm văn phòng,… Xin hãy đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được tư vấn đưa ra lựa chọn loại vách phù hợp nhất. 


Posts

Ad Widget

Recommended For You

About the Author: anhvu

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *