Chọn máy lạnh, sưởi ấm

Máy điều hòa nhiệt độ (hàm ý là bao gồm cả chiều làm mát và chiều làm ấm căn phòng) là thiết bị cần thiết cho mọi căn nhà. Ở miền Nam không có mùa đông nên chỉ cần dùng máy có một chiều làm mát, nên người ta cũng gọi ngắn gọn  là máy lạnh. Đây bản chất là một thiết bị trao đổi nhiệt.
Nguyên lý làm việc của các máy lạnh là hút không khí nhiệt độ phòng vào, thu nhiệt lại rồi chuyển ra ngoài qua cục nóng thổi gió nóng ra ngoài căn phòng. Không khí được làm lạnh thổi lại căn phòng. Vậy thì quá trình thổi gió trong phòng càng thoáng, luồng khí chui lại vào cục lạnh càng thoáng (tức không khí trong phòng được trộn đều, trộn nhanh) thì càng tốt. Cục nóng lắp bên ngoài cũng vậy, luồng gió nóng thổi ra phát tán nhanh và luồng gió vào máy thoáng thì máy làm việc hiệu quả.  
Tính toán công suất máy lạnh (chọn công suất máy lạnh thế nào):
Công thức tính công suất máy lạnh/điều hòa cho một căn phòng khoảng 200BTU/m3 không khí trong phòng. 9000BTU tương đương 1HP (sức ngựa). Dựa trên công thức này có thể tính được công suất máy lạnh. (BTU là British Thermal Unit – Đơn vị nhiệt lượng kiểu Anh). 
Trên thị trường, máy lạnh gia đình thường có các công suất 9000BTU, 12.000 BTU, 18.000 BTU, 24.000BTU.
Ví dụ căn phòng rộng 15m2, cao 3m thì thể tích là 45m3, trừ phần đồ đạc chiếm chỗ thì tạm tính 42m3. Vậy căn phòng này cần máy lạnh khoảng 200 BTU/m3 x 42m3 = 8.4000 BTU. Vậy chọn máy lạnh 9000 BTU là đủ. 
Tính toán công suất tính năng sưởi:
Công thức quy đổi BTU ra kW (cùng là các đơn vị đo công suất) là 1kW =  3.412BTU;  1000BTU = 0.293kW. Nếu căn phòng cần lắp máy 9000BTU thì các nhà SX đã tính sẵn công suất chiều làm nóng tương đương rồi. Nếu chọn máy sưởi riêng rẽ thì có thể tính gần đúng là 1m3 không khí trong phòng cần  0.0586kw. Phòng 42m3 như trên cần máy sưởi công suất khoảng 42 x 0.0586 = 2.46kw = 2,5kw (máy sưởi điện đa số tính bằng kw).
Chọn máy sưởi thế nào:
Nếu mua máy lạnh hai chiều vừa làm lạnh và có chức năng sưởi ấm thì chọn công suất theo tính năng làm lạnh (BTU, sức ngựa) hay theo tính năng sưởi ấm (kW)?
Câu trả lời nên tính theo chiều làm lạnh bởi đó mới là tính năng chính yếu của thiết bị, có thời gian sử dụng nhiều nhất.
Có nên sử dụng máy điều hòa hai chiều hay mua máy lạnh và máy sưởi riêng rẽ? Kiến thức vật lý cho ta biết khí nóng luôn bốc lên trên và khí lạnh thì chìm xuống nên khi máy điều hòa treo trên cao phun ra khí nóng thì nó sẽ có xu hướng lên cao phía trần nhà, mất thời gian để trộn đều không khí làm ấm toàn bộ căn phòng hơn. Máy sưởi thì để dưới sàn phát ra hơi nóng thì đúng nguyên lý tự bốc lên cao hơn, thuận hơn về phương diện vật lý. Tuy nhiên công nghệ hiện đại thì máy điều hòa hai chiều hiện đã rất tốt (với quạt phun gió thổi và các cánh đảo chiều) giúp nhanh hòa trộn không khí. Máy điều hòa hai chiều thì không lo cất giữ máy sưởi vào mùa hè (đây là vấn đề với các căn nhà không có kho hoặc diện tích hạn chế). Thực tế tại miền Bắc, số ngày phải dùng đến máy sưởi là rất ít, trừ các căn phòng cho em bé và người cao tuổi.
Các loại máy sưởi: Phổ biến trên thị trường có các loại máy sưởi dầu (cấu tạo vẫn làm nóng bằng điện sau đó nhiệt làm nóng các ống dầu, từ ống dầu này nhiệt lưu trữ và tỏa ra căn phòng), máy sưởi điện kiểu đốt nóng điện trở (dây may so hoặc đèn halogen), kết hợp quạt phân tán nhiệt. Người tiêu dùng vẫn quan niệm máy sưởi dầu tốt hơn với các lý do: Nhiệt độ không cao ít nguy cơ bị bỏng nhiệt nếu vô tình chạm vào; không đốt nóng không khí quá nóng khu vực xung quanh thiết bị nên đỡ làm khô không khí, “đốt o-xy”. Gần đây có thêm loại máy sưởi gồm (ceramic) vẫn theo nguyên lý điện trở làm nóng  đĩa gốm rồi từ đó nhiệt truyền ra không khí xung quanh. Máy sưởi gốm cũng theo kiểu gián tiếp như máy sưởi dầu, nhưng đỡ nguy cơ đổ vỡ, gây vỡ ống dầu như máy sưởi dầu. Máy sưởi dầu, gốm với các ưu thế như vậy nên có giá thành cao hơn và hiện được chọn mua nhiều hơn.
Giữ ẩm không khí: Độ ẩm không khí ảnh hưởng đến da, nếu khô quá sẽ làm khô da, cơ thể bốc hơi nước nhiều cũng không tốt. Dù là làm mát về mùa hè hay sưởi ấm mùa đông thì quý gia chủ cũng nên quan tâm thông số duy trì độ ẩm căn phòng, đơn giản bằng cách để chậu nước rộng miệng trong phòng hoặc dùng máy phun sương công suất nhỏ để bù đắp lượng ẩm cho căn phòng. Độ ẩm tối ưu trong căn phòng là khoảng 50-60%. Mỗi gia đình nên trang bị các ẩm kế, nhiều loại gắn liền với nhiệt kế, gắn với đồng hồ treo tường,… hiện đã rất phổ biến và rẻ tiền để theo dõi độ ẩm căn phòng. 
*************
Một số kiểu máy lạnh cho gia đình: 
Kiểu một máy làm mát gắn với một cửa xả khí : Tùy điều kiện và công suất làm lạnh mà quý gia chủ chọn loại phù hợp. Kiểu thông thường thì hợp với các không gian phòng nhỏ như phòng kín, phòng làm việc,… Kiểu phun gió ẩn thì đem lại mỹ thuật cao, phù hợp  cho các không gian cao cấp vì giá thành cao hơn. Hai loại cassette treo trần và cây đứng phù hợp các không gian lớn như phòng khách chung.

Kiểu đặt giàn máy trung tâm:
Một máy làm mát trung tâm phân phối hơi mát đi các phòng qua các cửa phun gió. Việc này rất tốt, đồng bộ hóa và tiết kiệm năng lượng khi sử dụng đồng thời. Đây là hệ thống kỹ thuật cao, giá tiền cao nên quý gia chủ cần thuê đơn vị chuyên môn tính toán và lắp đặt. 
Vài chú ý về lắp máy lạnh, máy sưởi:

  • Lắp cục nóng phải cách tường tối thiểu 10cm để có luồng khí vào máy. Lắp cục lạnh thì đỉnh của cục lạnh cũng cách trần tốt nhất trên 10cm để luồng gió vào máy tốt, nhanh trộn đều không khí trong phòng.  
  • Không nhốt cục thổi khí của máy lạnh trong tủ kín: Nhiều người chê cục lạnh trong phòng xấu nên cho vào trong một hộp có đục các lỗ thông gió. Như vậy rất sai bởi bản chất máy lạnh là máy trao đổi nhiệt, cần độ thoáng của cả cục nóng và cục lạnh.
  • Dù không nhốt cục mát như trên nhưng cũng cần chú ý luồng gió vào cho máy, luồng gió vào như hình hai cục mát bên dưới cũng không tốt, làm tốn điện hơn và giảm độ bền máy.
  • Vị trí treo cả cục nóng và cục mát cần nghiên cứu dễ lau chùi bảo dưỡng sửa chữa.
  • Ống bảo ôn máy lạnh dễ bị ngưng tụ nước và rỏ giọt nước dần làm hỏng trần và các thiết bị khác, nên phải dùng ống bảo ôn thật tốt. Đặt sẵn đường ống thoát nước ngưng, độ dốc tốt. Ống ngưng trong tường phải được làm cẩn thận, vật liệu tốt (PVC), độ dốc tốt bọc bảo ôn cách nhiệt tránh gây lạnh tường để rồi tường lại bị ngưng nước bề mặt tường, thấm tường.   
  • Chú ý nếu nhiệt độ thấp hoặc tường không tốt có thể gây lạnh sàn, tường và ngưng đọng nước ở mặt kia công trình
  • Với máy điều hòa có cả chức năng sưởi ấm thì hướng thổi khí nóng từ máy lạnh cũng phải được xem xét kỹ, cần thổi vào chỗ thoáng khí.
  • Cục nóng nên nối với cục lạnh với khoảng cách chiều dài ống bảo ôn là 3-10m, ngắn hơn hoặc dài hơn đều không tốt. Cục nóng nên đặt thấp hơn cục lạnh. Cục lạnh có đường thoát nước ngưng nên cần chú ý độ dốc, chỗ thoát nước hiệu quả.
  • Việc treo cục nóng điều hòa cần tính toán sẵn vị trí để đặt các thanh sắt đỡ chôn sâu hoặc làm các gờ đỡ thay vì sau này mới khoan bắt vít nở không thật an toàn. Đã có nhiều trường hợp một thời gian sau khung đỡ bị gỉ và rơi rất nguy hiểm. 
  • Làm “bẫy dầu”: Thông thường khi lắp máy lạnh (gọi là máy điều hòa không khí thì chính xác hơn) thì nên bố trí cục nóng (outdoor) thấp hơn cục lạnh (indoor). Lý do là để lượng dầu bôi trơn máy nén theo dòng gas ra có thể hồi về máy dễ dàng tiếp tục bôi trơn, làm mát máy nén ở chu kỳ sau. Nếu cục nóng cao hơn cũng không nên chênh cao quá 2-3m thì dầu vẫn hồi về được và có thể không cần bẫy dầu. Công suất máy càng cao thì độ chênh cho phép càng nhiều hơn. Nếu chênh cao lớn hơn mức cho phép (xin xem độ chênh cho phép tại tài liệu hướng dẫn sử dụng từng máy) thì cần làm “bẫy dầu” (oil trap). Cách làm rất đơn giản bằng cách uốn cong ống đồng nối đoạn khoảng giữa cao độ cục lạnh và cục nóng để “bắt giữ” dầu lưu tại đó, lần khởi động sau máy nén sẽ hút về lại. Ngược lại với máy lạnh có thêm chiều làm nóng thì nếu cục lạnh trên cao, cục nóng dưới thấp, chênh cao quá mức mà hãng SX hướng dẫn thì cũng phải làm bẫy dầu.  Bẫy dầu là kiến thức rất cơ bản mà thợ lắp máy điều hòa không khí cần biết nhưng đôi khi vì chủ quan mà thợ bỏ qua, quý gia chủ có thể đề nghị thợ làm nếu độ chênh cao quá độ chênh hãng quy định để đảm bảo máy hoạt động lâu bền.
    Bổ sung khí tươi giàu ôxy ngoài trời vào trong phòng
    Có những loại máy lạnh có chức năng bổ sung khí tươi sau các chu trình hoạt động, thường là khoảng 20% lượng không khí trong phòng được hút ra và thay mới vào bằng khí tươi giàu ô xy từ bên ngoài sau một chu trình. Đó là các hệ thống máy lạnh tập trung, đem khí mát đến các phòng bằng ống phun gió. Loại này đương nhiên là rất tốt cho sức khỏe con người.
    Đáng tiếc là các loại hai cục nóng / lạnh thông thường thì không có chức năng này, không khí trong các phòng là không khí quẩn, nên việc tập trung đông người trong không gian hẹp thời gian lâu là không tốt vì lượng oxy trong không khí sẽ giảm dần, khí thải tăng dần.
    Biện pháp xử lý là cần lắp đặt song hành một quạt gió nhỏ hút không khí thổi ra ngoài thì khí tươi mới sẽ tự tràn vào qua các lần mở cửa, qua các khe cửa,…
    Công nghệ inverter (biến tần) là gì?
    Khi tìm mua máy lạnh thì các bên bán thường giới thiệu máy này có công nghệ inverter nên rất tiết kiệm điện. Vậy công nghệ inverter là gì?
    Ta biết rằng máy điều hòa được làm lạnh nhờ một máy nén chạy bằng động cơ điện (tại cục nóng) và hệ thống dàn lạnh có lắp quạt gió phân phối gió mát (cục lạnh) phân phối gió trong phòng. Điện tiêu thụ chủ yếu cho động cơ máy nén này để nén chất làm lạnh, sau đó đẩy ra dàn bay hơi làm lạnh (cục lạnh) rồi quạt ra phòng. Công nghệ inverter thì  khác biệt ở khâu điều khiển motor máy nén này. Hiểu cơ bản và đơn giản  là máy inverter có hệ thống biến đổi tần số (biến tần) cho động cơ máy nén nên máy nén chạy đều đều, khi thay đổi thì nó thay đổi từ từ, không tắt / bật đột ngột.
    Với máy lạnh thông thường không inverter thì máy nén chỉ có thể chạy một tốc độ, nếu phòng đủ lạnh thì cảm biến trong máy cảm nhận được, nó sẽ tắt động cơ máy nén. Khi nhiệt độ phòng cao lên thì nó lại bật động cơ máy nén tiếp tục làm lạnh. Như vậy trong quá trình hoạt động thì máy sẽ tắt / bật nhiểu lần và như vậy sẽ rất tốn điện bởi quá trình nhiều lần khởi động động cơ . Còn các phần khác như quạt phân phối gió thì cơ bản giống nhau giữa các loại không và có inverter.
    Như vậy ngoài vấn đề tiết kiệm điện thì công nghệ biến tần đem lại nhiệt độ trong phòng ổn định hơn, tốt hơn cho sức khỏe con người. Còn máy lạnh không inverter sẽ làm lạnh rồi máy nén tắt thì phòng nóng lên rồi lại bật máy nén làm lạnh nên nhiệt độ trong phòng sẽ biến thiên nhiều hơn. Ví dụ quý vị định đặt nhiệt độ trong phòng 25 độ thì máy inverter sẽ điều khiển để nhiệt độ luôn xấp xỉ vậy. Nhưng với máy thông thường không inverter thì khi nhiệt độ tăng lên cao hơn, ví dụ 26, 27 độ nó mới bật máy nén và khi về 23, 24 độ nó sẽ tắt máy nén, chờ đến 26, 27 độ sẽ bật lại, tức độ dao động nhiệt độ trong phòng thường chênh lệch và điều này không tốt cho sức khỏe.

Inverter giúp tiết kiệm được bao nhiêu điện? Như mô tả trên, bộ inverter sẽ điều khiển động cơ máy nén chạy đều; không tắt / bật đột ngột như không có inverter mà tăng giảm từ từ. Giống như việc đi xe máy không tăng giảm ga đột ngột, phanh (thắng) gấp mà đi giữ đều ga, tăng giảm nhẹ nhàng trong suốt hành trình thì sẽ đỡ tốn xăng và bền xe. Tùy điều kiện thực tế sử dụng thì công nghệ inverter có thể giúp tiết kiệm điện 5-15% và cùng lắm 20% điện năng mà thôi, không phải quá thần kỳ như nhiều lời quảng cáo đến 30-40%. 
Mẹo tiết kiệm điện khi sử dụng máy lạnh: Khi sử dụng chỉ nên đặt chế độ làm mát chênh nhiệt độ bên ngoài 4-8 độ C. Nếu đặt chênh quá nhiều thì máy nén làm việc “vất vả” mà hiệu quả cũng không đạt như ý. Đây là cách tiết kiệm điện và giữ sức khỏe khi sử dụng máy lạnh mà nhiều người không biết đến. Nhiều người khi thấy cần mát nhanh cứ giảm tối đa về 16 độ C thì vừa hại máy, vừa tốn điện mà hiệu quả làm mát cũng không cao thêm được nhiều.

Gas làm lạnh loại nào?
Hiện có nhiều loại gas làm lạnh (dung chất bay hơi nhanh trong máy lạnh) như R22, R410A, R32,… Như ta biết, các dung chất bay hơi này là nguyên nhân gây thủng tầng ozone trên cao. Gas R22 là phổ biến trước đây, rẻ tiền tác nhân làm lạnh tốt nhưng lại ảnh hưởng tầng ozone lớn. Sau đó gas R410A (hỗn hợp R32+R215) ra đời thay thế R22 có hiệu suất làm lạnh tốt hơn, bảo vệ môi trường tốt hơn song giá thành cao hơn, giá thành thiết bị cao hơn và việc bảo trì, bơm gas cũng khó khăn và tốn kém hơn.  Hiện nay tại các nước phát triển (Nhật Bản) đang dần thay thế bằng loại gas mới nhất là R32 có nhiều ưu điểm, tốt hơn cho môi trường, tiết kiệm điện hơn, và sẽ dần thay thế hai loại trên. Loại gas thường được ghi trên thân máy và trong sách hướng dẫn sử dụng để quý khách hàng biết và lựa chọn.
Chú ý khi bảo trì máy lạnh: Chú ý để tránh mất tiền oan.
Thường các việc trong bảo dưỡng điều hòa là làm vệ sinh màng lọc bụi, xúc xả trong cục lạnh, vệ sinh cục nóng và kiểm tra về đấu nối, dây dẫn, dây bảo ôn,… Tuy nhiên thực tế rất nhiều các thợ sẽ đo đạc này nọ rồi trao đổi với chủ máy là máy bị thiếu áp suất, cần bơm bổ sung gas? Trên thực tế chuyện này có xảy ra nhưng rất rất hãn hữu, vì nếu máy nén bị rò gas thì lượng gas sẽ hụt đi rất nhanh trong vòng vài ba ngày, vài chục tiếng hoạt động chứ không thể còn làm mát được nữa. Và nếu hụt gas thì  có bơm được không? Câu trả lời từ các chuyên gia là nếu hụt gas thật thì cần xả bỏ phần còn lại, thay toàn bộ chứ không nên bơm bổ sung, nhất là các loại gas hỗn hợp (trừ loại R32 cao cấp trên lý thuyết là có thể bổ sung gas).  

********************
Chọn mua máy thương hiệu nào?

Thị trường hiện nay rất đa dạng các thương hiệu máy lạnh, có nguồn gốc từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Châu Âu, Mỹ và các nước xung quanh như Malaysia, Thái Lan và cả Việt Nam (mua linh kiện chính + sản xuất phụ kiện trong nước). Sự đa dạng đó gây bối rối cho khách hàng khi lựa chọn. Chúng tôi thấy rằng dù đa dạng nhưng thị trường vẫn cơ bản phân chia thành 3 phân khúc: cao cấp, khá và tiêu chuẩn. Qua thực tế làm xây dựng, chúng tôi xin tư vấn mỗi nhãn hàng mà chúng tôi cho là tốt nhất như sau:
+ Phân khúc cao cấp:
+ Phân khúc khá
+ Phân khúc tiêu chuẩn:

Ad Widget

Recommended For You

About the Author: anhvu

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *