Giám sát Chất lượng XD

Xây nhà ở Gia đình thuộc diện nhà ở riêng lẻ, việc giám sát chất lượng công trình XD là không bắt buộc song Nhà nước khuyến khích tuân thủ (Điều 7, nghị định 46/2015 về Quản lý chất lượng XD). Các nội dung về quản lý chất lượng quá trình XD được quy định từ điều 23 đến điều 36 của Nghị định nêu trên.
Các lợi ích rất rõ ràng khi ngôi nhà được giám sát bởi người am hiểu về xây dựng có thể kể ra là: Người có chuyên môn có thể góp ý về bản thiết kế ngay từ khi chưa bắt đầu xây dựng, sẽ làm tăng hiệu quả công trình; Công trình XD sẽ có chất lượng cao, tránh được các sai sót trong quá trình thi công, đảm bảo tiến độ công trình; Công trình XD sẽ hạn chế xảy ra tai nạn lao động (một trong các nội dung giám sát là về an toàn lao động), đỡ gây phiền toái và cả vấn đề tâm lý cho chủ nhà.
Việc giám sát có thể tự thực hiện (nếu gia chủ có chuyên môn) hoặc thuê người có trình độ chuyên môn về XD tiến hành. Xét về kinh tế thì bao giờ chi phí cho việc giám sát cũng rẻ hơn so với chi phí sửa chữa hoặc các chi tiết bị giảm chất lượng công trình không thể sửa chữa, hoặc các yếu tố không phù hợp của căn nhà làm giảm giá trị công trình. Là đơn vị chuyên môn về XD, Reva Inter Ltd khuyến nghị các quý chủ nhà xây nhà ở riêng lẻ nên thuê người giám sát quá trình xây dựng.
***
Giám sát thi công xây dựng công trình được định nghĩa là: Là quá trình kiểm tra giám sát (1) thường xuyên (2) liên tục và (3) có hệ thống trong quá trình thi công, nghiệm thu và bàn giao công trình, nhằm đảm bảo chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn lao động và vệ sinh môi trường khi thi công xây dựng công trình theo hồ sơ thiết kế được duyệt và hợp đồng giao nhận thầu xây lắp.
Điều 23 nghị định 26/2015 quy định:
Chất lượng thi công xây dựng công trình phải được kiểm soát từ công đoạn mua sắm, sản xuất, chế tạo các sản phẩm xây dựng, vật liệu xây dựng, cấu kiện và thiết bị được sử dụng vào công trình cho tới công đoạn thi công xây dựng, chạy thử và nghiệm thu đưa hạng mục công trình, công trình hoàn thành vào sử dụng. Trình tự và trách nhiệm thực hiện của các chủ thể được quy định như sau:
1. Quản lý chất lượng đối với vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình xây dựng.
2. Quản lý chất lượng của nhà thầu trong quá trình thi công xây dựng công trình.
3. Giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư, kiểm tra và nghiệm thu công việc xây dựng trong quá trình thi công xây dựng công trình.
4. Giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế trong thi công xây dựng công trình.
5. Thí nghiệm đối chứng, thí nghiệm thử tải và kiểm định xây dựng trong quá trình thi công xây dựng công trình.
6. Nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng, bộ phận (hạng mục) công trình xây dựng (nếu có).
7. Nghiệm thu hạng mục công trình, công trình hoàn thành để đưa vào khai thác, sử dụng.
8. Kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
9. Lập hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng, lưu trữ hồ sơ của công trình và bàn giao công trình xây dựng.

Nhân sự giám sát:
Giám sát chất lượng công trình XD đòi hỏi người giám sát phải có chứng chỉ hành nghề giám sát XD theo quy định của Luật XD. Phải có hiểu biết tốt về tiêu chuẩn quy phạm kỹ thuật, về công tác thi công, biện pháp thi công áp dụng cho công trình, có khả năng phân tích đánh giá chất lượng hoàn thành. Nhân sự giám sát phải là kỹ sư được đào tạo chuyên môn, công tác tối thiểu 3 năm trở lên. Về đạo đức phải trung thực, thẳng thắn trong công việc, khi phát hiện ra các lỗi sai phải đấu tranh kiên quyết xử lý đến cùng tất cả vì chất lượng công trình.
Việc giám sát phải được thực hiện thường xuyên, liên tục, có hệ thống, có sổ sách, có nhật kí thi công, có các thiết bị ghi nhận hỉnh ảnh, quay phim để ghi nhận.
Việc giám sát không phải có mục tiêu là bắt lỗi nhà thầu, mà mục tiêu cao nhất là đem lại chất lượng công trình xây dựng tốt nhất, đảm bảo hiệu quả của đồng tiền chủ nhà bỏ ra xây dựng.
Cũng có hình thức giám sát rút gọn, khi chỉ cần giám sát các khâu quan trọng trọng yếu, trước khi chuyển giai đoạn quan trọng của công trình, ví dụ giám sát phần móng trước khi lấp đất; kiểm tra, giám sát trước khi đổ bê tông,…) nhưng nói chung loại hình này chỉ áp dụng cho công trình đơn giản, quy mô nhỏ.
Góc Pháp luật:
Điều 26, Nghị định 46/2015/NĐ-CP Hướng dẫn Luật XD về Quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng, đơn vị tư vấn giám sát có các quyền hạn và trách nhiệm sau đây:
1. Thông báo về nhiệm vụ, quyền hạn của các cá nhân trong hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình, cho các nhà thầu có liên quan biết để phối hợp thực hiện.
2. Kiểm tra các điều kiện khởi công công trình xây dựng theo quy định tại Điều 107 của Luật Xây dựng.
3. Kiểm tra sự phù hợp năng lực của nhà thầu thi công xây dựng công trình so với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng, bao gồm: Nhân lực, thiết bị thi công, phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng công trình.
4. Kiểm tra biện pháp thi công xây dựng của nhà thầu so với thiết kế biện pháp thi công đã được phê duyệt.
5. Xem xét và chấp thuận các nội dung do nhà thầu trình (quy định tại Khoản 3 Điều 25 Nghị định 46/2015/NĐ-CP) và yêu cầu nhà thầu thi công chỉnh sửa các nội dung này trong quá trình thi công xây dựng công trình cho phù hợp với thực tế và quy định của hợp đồng. Trường hợp cần thiết, chủ đầu tư thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng với các nhà thầu về việc giao nhà thầu giám sát thi công xây dựng lập và yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng thực hiện đối với các nội dung nêu trên.
6. Kiểm tra và chấp thuận vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình (thường gọi là Nghiệm thu vật liệu đầu vào).
7. Kiểm tra, đôn đốc nhà thầu thi công xây dựng công trình và các nhà thầu khác triển khai công việc tại hiện trường theo yêu cầu về tiến độ thi công của công trình.

8. Giám sát việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường đối với các công trình xây dựng theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; giám sát các biện pháp đảm bảo an toàn đối với công trình lân cận, công tác quan trắc công trình.
9. Giám sát việc đảm bảo an toàn lao động theo quy định của quy chuẩn, quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật về an toàn lao động.
10. Đề nghị chủ đầu tư tổ chức điều chỉnh thiết kế khi phát hiện sai sót, bất hợp lý về thiết kế.
11.Tạm dừng thi công đối với nhà thầu thi công xây dựng khi xét thấy chất lượng thi công xây dựng không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, biện pháp thi công không đảm bảo an toàn; chủ trì, phối hợp với các bên liên quan giải quyết những vướng mắc, phát sinh trong quá trình thi công xây dựng công trình và phối hợp xử lý, khắc phục sự cố theo quy định của Nghị định này.
12. Kiểm tra tài liệu phục vụ nghiệm thu; kiểm tra và xác nhận bản vẽ hoàn công.
13. Tổ chức thí nghiệm đối chứng, kiểm định chất lượng bộ phận công trình, hạng mục công trình, công trình xây dựng theo quy định tại Điều 29 Nghị định 46/2015/NĐ-CP.

14. Thực hiện nghiệm thu công việc xây dựng để chuyển bước thi công, nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình xây dựng, nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng theo quy định; kiểm tra và xác nhận khối lượng thi công xây dựng hoàn thành.
15. Tổ chức lập hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng.
16. Thực hiện các nội dung khác theo quy định của hợp đồng xây dựng

———–
Nếu quý chủ nhà có nhu cầu giám sát xây dựng nhà riêng, xin mời liên hệ với chúng tôi để nhận sự giúp đỡ ví dụ như đề cương giám sát, hợp đồng giám sát mẫu, các yêu cầu cụ thể chi tiết, mục tiêu đạt được,…. Xin trân trọng cảm ơn.

Ad Widget

Recommended For You

About the Author: anhvu

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *