Phần móng nhà

Móng nhà là kết cấu cần có của mọi ngôi nhà.

Móng thường nằm sâu dưới đất một phần hoặc toàn bộ móng.

Móng chịu lực từ các phần trên dồn xuống rồi nó lan tỏa vào đất. Hệ móng tốt là móng chịu được mọi lực dồn xuống một cách ổn định; chịu thêm được các tải trọng khác trong quá trình sinh hoạt, kê đồ đạc hàng hóa phía trên; do tác động của gió, của động đất,….

Với nhà ở phổ biến là móng bê tông cốt thép, móng xây gạch,xây đá cũng có nhưng dần ít phổ biến.

Móng bê tông cốt thép có thể chia ra các loại móng sau:

Móng bè: Như tên gọi, cả móng là một “bè”; toàn bộ mặt bằng nhà là móng hết. Phía dưới bè này có thể đóng cọc tre, cọc cừ tràm để tăng độ cứng của đất. Móng bè có khi là tấm bê tông phẳng nhưng thường là sẽ có các đà / dầm gắn vào tạo thành các sườn cứng tăng sức chịu tải cho bè bê tông này. Đà/ dầm có thể bên dưới hoặc phía trên tùy yêu cầu và đặc điểm riêng. Ví dụ như nhà ở gia đình có hầm thì sẽ làm sườn bên dưới để lấy mặt trên phẳng cho sinh hoạt.

Câu hỏi: Đóng cọc tre/cừ tràm như thế nào là đúng. Cọc tre dài 2-3m chọn loại tre đực, cứng, tre già. Đóng bằng tay hay máy rung, cách đóng đúng là đóng từ bên ngoài vào trong hình xoáy trôn ốc, mật độ cọc ~25 cọc/m2. Nếu đóng từ trong ra ngoài thì đất sẽ bị dồn ép ra ngoài khá thoải mái và việc đóng cọc ít có tác dụng làm chặt đất.
Ứng dụng: Khi nền đất khá yếu, cần làm bè rộng để san đều tải trọng ra toàn bộ móng thì sức chịu tải lớn hơn.

Móng băng: Dọc các trục xây tường nhà, trục cột nhà là dải móng. Phía dưới băng này có thể đóng cọc cừ tràm, cọc tre,… để gia cố đất.
Ứng dụng khi nền đất khá yếu, tuy nhiên không đến mức quá yếu. Diện tích băng như vậy là đủ chịu lực.

Móng cọc: Tại các vùng đất yếu như đất ao, đất đầm lầy,… thì lớp đất san lấp mới hình thành vài chục năm chưa đủ cứng, các túi bùn bên dưới vẫn còn nguyên nên không thể dùng móng băng, móng bè với gia cố bằng cọc tre, cọc cừ tràm được mà phải dùng đến giải pháp truyền lực từ thân nhà xuống tận lớp đất sâu bên dưới.
Các cọc bê tông sẽ chịu trách nhiệm truyền lực này (có một số phương pháp gia cố khác như cọc cát, làm cứng bùn bằng hóa chất,… nhưng quy mô nhà ở gia đình thì không sử dụng).
Móng cọc được thiết kế và tính toán sức chịu tải của mỗi cọc bao nhiêu tấn, để tính ra cả công trình cần ép bao nhiêu cọc, phân bố thế nào,…Để chuẩn xác, đúng ra trước đó phải khảo sát địa chất khu vực để biết cấu tạo các lớp đất bên dưới ra sao, sơ bộ tính toán chiều sâu cần đóng cọc.
Cọc bê tông được SX tại nhà máy hoặc đúc tại hiện trường trước, có hình dạng tròn rỗng hoặc vuông đặc với các đoạn cọc chiều dài khác nhau. Cọc được ép xuống đất bằng máy ép thủy lực .

Ép thử nghiệm: Cần ép một số cọc để kiểm chứng sức chịu tải trước khi ép đại trà. Bộ khung ép được chất tải bằng các cục bê tông phía trên. Lượng bê tông này tính ra được khối lượng theo tấn tương ứng với lực tính toán mỗi cọc. Khi ép mà đồng hồ đo lực cho biết lực đã tương đương thiết kế rồi mà cọc bê tông khó xuống thêm, thậm chí làm nâng cả các cục bê tông đối trọng này lên thì như vậy là đủ sức chịu tải rồi tính ra độ độ sâu cần thiết của cọc
Ép đại trà: Từ cọc thí nghiệm sau đó sẽ tiến hành ép đại trà các cọc tại các vị trí được xác định theo bản vẽ. Một số cọc đóng sau có thể không đạt đến độ sâu như cọc thử nghiệm nhưng đã tạo lực đủ thiết kế cũng là bình thường vì khi đó đất xung quanh có thể đã chặt hơn, độ ma sát thân cọc với đất xung quanh lớn hơn nên sức chịu tải tăng lên.
Phương pháp ép cọc bê tông mang nhiều ưu điểm như khá dễ thi công, ít tạo tiếng ồn, hiệu quả tốt, phù hợp cả các không gian tương đối hẹp.
Bên cạnh cọc ép thì có thể có các giải pháp cọc nhồi đường kính nhỏ song rất ít dùng.
Phía trên đầu cọc bê tông, người ta đổ các khối bê tông theo cụm các đầu cọc gọi là đài cọc. Giữa các đài cọc nối với nhau bằng các dầm/đà bê tông. Sơ đồ truyền lực bây giờ sẽ là: Mái + thân nhà truyền xuống các cột tầng trệt, truyền xuống các đài cọc rồi truyền xuống các cọc để truyền lực xuống lớp đất cứng bên dưới (và cả ma sát cọc với đất xung quanh nữa). Khi làm hầm và sử dụng móng cọc thì bản chất lớp sàn của hầm cũng được đổ bê tông dày và khi đó thì hệ móng trở thành móng bè có cọc.

Móng cọc

Q&A: Cọc chỉ chịu lực truyền xuống lớp đất sâu? Không, trong một số trường hợp như gió lớn, động đất thì cọc còn đóng vai trò chống nhổ lên, chống lật cho ngôi nhà. Do đó công tác hàn các đốt cọc nối nhau là rất quan trọng.

Móng đơn: Tại các vị trí cột thì có móng, các vùng khác không có. Phía dưới cọc có thể đóng cọc tre thêm cứng.

Ứng dụng móng đơn không nhiều, chủ yếu cho các vùng đất cứng, đều nhau như đất đồi, đất thịt ổn định phía trên chỉ xây dựng các công trình tải trọng nhẹ (ví dụ nhà <3 tầng, nhà kho, nhà làm cửa hàng).
*************************
Quan trọng: Việc lựa chọn giải pháp móng nào là việc của người thiết kế, dựa trên nhu cầu xây dựng ngôi nhà, địa chất khu vực XD, các yếu tố vùng miền khác.

Ad Widget

Recommended For You

About the Author: anhvu

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *